Bảng tra khối lượng & kích thước bu lông neo

Kim Khí Tiến Thành

Bu lông neo là một trong những phụ kiện không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Chúng được sử dụng để cố định các vật liệu cùng với nhau, tạo nên sự chắc chắn và an toàn cho công trình. Tuy nhiên, việc lựa chọn và tính toán đúng kích thước và khối lượng của bu lông neo là điều rất quan trọng để đảm bảo tính ổn định cũng như độ bền của công trình. Trong bài viết này, hãy cùng Kim Khí Tiến Thành tìm hiểu về bảng tra khối lượng & kích thước bu lông neo chi tiết hơn nhé!

Tổng quan bảng tra khối lượng và kích thước bu lông neo

Bu lông neo hay còn được gọi là bulong neo móng, đây là phụ kiện liên kết quan trọng trong ngành xây dựng. Nó được dùng để giữ chắc cột kèo thép với nền móng bê tông và thường được sử dụng trong các công tình như nhà xưởng, nhà máy, cầu đường, trụ đèn giao thông, trụ đèn đường và nhiều công trình khác,…

Để việc lựa chọn phụ kiện phù hợp với nhu cầu cần có bảng tra khối lượng & kích thước bu lông neo. Đây là công cụ vô cùng hữu ích trong việc tính toán và lựa chọn loại bu lông thích hợp cho công trình. Nó gồm những thông tin về diện tích, khối lượng, cường độ và phôi thép sản xuất bulong neo của từng loại với các kích thước khác nhau.

Thông thường, bảng tra khối lượng và kích thước bu lông neo sẽ được sử dụng bởi những kỹ sư, kiến trúc sư và những người có liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Đối với nhà thầu, bảng tra này sẽ giúp họ tính toán và lựa chọn được loại bu lông phù hợp với công trình của mình. Ngoài ra, với các chủ đầu tư, bảng tra sẽ hỗ trợ họ kiểm tra và đánh giá chất lượng của bu lông được dùng trong công trình. Đặc biệt, bảng tra khối lượng & kích thước bu lông neo cũng là công cụ hữu ích giúp các sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu về xây dựng.

Tìm hiểu các đại lượng quy ước đặc trưng trong bảng tra khối lượng & kích thước bu lông neo tiêu chuẩn

Trong bảng tra khối lượng và kích thước bu lông neo, có một số đại lượng quy ước đặc trưng cần được tìm hiểu để có thể áp dụng vào công việc xây dựng.

  • M: Ký hiệu của đường kính ren ngoài d của bulong được quy định và ghi trên bảng tra khối lượng & kích thước bu lông neo. Nó thường được dùng để phân chia các loại kích thước của bu lông. Chẳng hạn như bu lông neo M42 sẽ có đường kính ren ngoài là 42mm.
  • L: Ký hiệu cho chiều dài làm việc của bu lông. Bởi vì mỗi bulong sẽ có chiều dài khác nhau như: 60mm, 80mm, 100mm, 140mm, 150mm,… Nên khi ký hiệu đặc trưng cho bulong người ta thường kết hợp với ký hiệu M. Chẳng hạn như M10x40 có nghĩa là bulong có đường kính ren ngoài là 10mm và chiều dài làm việc là 40mm.
  • K: Ký hiệu cho chiều cao của phần giác bulong.
  • S: Ký hiệu cho đường kính giác bulong.
  • P: Ký hiệu cho bước ren của đai ốc hay bulong. Dù là ren trụ, ren ngoài, ren trong, ren nón thì thì nói đến bước ren người ra sẽ dùng P là ký hiệu đặc trưng cho nó. Bên cạnh đó còn có một số ký hiệu khác cho các loại bu lông ốc vít ren có một đoạn trơn.
  • b: Ký hiệu cho phần thân ren khi đó L = b + chiều dài đoạn trơn.

Hướng dẫn cách tính khối lượng bu lông dựa trên kích thước đã có

Có nhiều cách để tính khối lượng bu lông. Trường hợp chuẩn xác nhất là ta có sản phẩm và cân lên để biết trọng lượng. Còn trường hợp chưa biết và đã có kích thước thì bạn có thể dùng cách tính dựa trên thể tích và trọng lượng riêng của sản phẩm g = 7.85 g/cm3 hoặc 7850 kg/m3 như sau:

  1. Trọng lượng đầu bu lông G1 = 0.0068 x S x S x K (g)
  2. Trọng lượng phần thân không ren G2 = 0.00617 x ds x ds x lg (g)
  3. Trọng lượng phân thân có ren G3 = 0.00617 x d x d x b (g)

Trong đó, ds và d có thể tra trong bảng tra khối lượng & kích thước bu lông neo tiêu chuẩn. Một cách khác để có thể tính nhanh khối lượng tương đối, có thể coi đường kính ren và đường kính thân không ren là bằng nhau thì biểu thức 2 và 3 có thể gộp chung là:

Trọng lượng phần thân bu lông Gc = 0.00617 x ds x ds x (b + lg) (g)

Như vậy, trọng lượng của bu lông sẽ là: G = G1 + G2 + G3 ~ G1 + Gc (g)

Ví dụ:

Tính trọng lượng của bu lông ren thô M16x100

  • Tra bảng có k = 10mm, S = 24mm, thân có ren b = 44mm, thân không ren lg = 56mm
  • Phần trọng lượng đầu là: G1 = 0.00617 x 24 x 24 x 10 = 35g
  • Phần trọng lượng phần thân là: Gc = 0.00617 x 16*16 x 100 = 158g

Kết luận: Trọng lượng gần đúng của bu lông ren thô M16x100 là G1 + G2 = 193g.

Kim Khí Tiến Thành cung cấp bu lông neo giá tốt và chất lượng

Hiện nay, Kim Khí Tiến Thành là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm kim khí. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành, Kim Khí Tiến Thành đã và đang cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và am hiểu về các sản phẩm kim loại, Kim Khí Tiến Thành sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn cũng như tính toán kích thước và khối lượng bu lông neo phù hợp với từng công trình.

Liên hệ ngay với đơn vị để được hỗ trợ cụ thể hơn nhé!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ TIẾN THÀNH

  • Website: https://kimkhitienthanh.com/
  • Địa chỉ: Tổ 1, Khu Phố Tân Lộc, Phường Phước Hòa, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
  • Hotline: 0933 937 577
Background

Liên hệ dự án

Công ty cung cấp đồ kim khí Tiến Thành là đối tác đáng tin cậy chuyên cung cấp gia công các sản phẩm vật tư kim khí chất lượng cao cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực cải thiện chất lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng cường trải nghiệm mua hàng của quý khách.

Icon title

Bài viết liên quan

  • phương pháp nhiệt luyện
    Mới

    Các phương pháp nhiệt luyện thanh ren ty ren phổ biến

    Nhiệt luyện đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng và hiệu suất của thanh ren và ty ren. Việc lựa chọn phương pháp nhiệt luyện phù hợp và thực hiện đúng quy trình sẽ đảm bảo cho sản phẩm đạt được độ bền bỉ, an toàn và đáp ứng mọi yêu cầu kỹ […]

    Xem chi tiết
  • Cách nối thanh ty ren nhanh chóng, đúng kỹ thuật
    Mới

    Hướng dẫn nối hai thanh ty ren nhanh chóng, chi tiết nhất

    Ty ren là chi tiết được sử dụng phổ biến trong các hạng mục thi công hệ treo cơ điện M&E với mục đích liên kết nhiều bộ phận thành một hệ thống hoàn chỉnh. Đối với các hệ treo cơ đặc thù mà thanh ren không đáp ứng được, thợ thi công cần nối […]

    Xem chi tiết
  • Thép là gì? Tìm hiểu các loại thép dùng trong cơ khí
    Mới

    Thép là gì? Thép được dùng để làm gì trong đời sống?

    Thép là vật liệu được sử dụng phổ biến trong đời sống, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng và sản xuất linh kiện kim khí. Nhờ có khả năng chống ăn mòn tốt, bền bỉ và tính ứng dụng cao, thép đã được công nhận là vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực […]

    Xem chi tiết