bu lông thanh truyền
Mới

Bu lông thanh truyền là gì? Cấu tạo và kết cấu trong động cơ

Kim Khí Tiến Thành

Bu lông thanh truyền là chi tiết ghép nối hai nửa đầu to của thanh truyền, thường có dạng bulong hoặc vít cấy. Với khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, linh kiện này được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình với tác dụng cố định động cơ ô tô, máy kéo,… Vậy bu lông thanh truyền là gì? Cấu tạo của bulong thanh truyền ra sao? Hãy cùng Kim Khí Tiến Thành tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bu lông thanh truyền là gì?

Bu lông thanh truyền là chi tiết quan trọng có tác dụng liên kết hai nửa đầu to của thanh truyền. Nếu vật liệu này bị đứt gãy trong quá trình thi công sẽ kéo theo toàn bộ hệ thống, bề mặt kết cấu bị phá hỏng. Bulong thanh truyền thường được chế tạo từ thép hợp kim có chứa thành phần Crom, Niken, Mangan nên có sức bền môi cao, khả năng chịu lực xiết và lực quán tính tốt.

Bu lông thanh truyền là gì?

Bu lông thanh truyền có công dụng liên kết hai nửa đầu to của thanh truyền

Xem thêm: Bu lông là cái gì?

Cấu tạo của thanh truyền

Các loại thanh truyền chất lượng cao thường được cấu thành từ 3 bộ phận chính là đầu nhỏ, đầu to và phần thân. Cụ thể:

Phần đầu nhỏ của thanh truyền

Bộ phận này thường được khoét lỗ để lắp ghép với chốt piston, trong đó:

  • Nếu chốt piston được lắp cố định thì sử dụng loại thanh truyền có đầu nhỏ khoét lỗ để giúp bu lông liên kết chắc chắn với chốt.
  • Nếu piston được lắp tự do, đầu nhỏ của thanh truyền thường được lót bạc để giảm ma sát, tránh bị mài mòn trong quá trình sử dụng (xem hình minh họa a).
  • Trong một số động cơ đặc biệt, các đơn vị sản xuất còn thiết kế thêm phần nhô lên ở đầu nhỏ của thanh truyền (hình b) để giúp điều chỉnh trọng tâm và sự đồng đều giữa các xi lanh. 

Để bôi trơn bạc lót và chốt piston, thợ thi công thường sử dụng rãnh hứng dầu (hình c) hoặc biện pháp bôi trơn cưỡng bức theo hướng từ đầu trục khuỷu dọc theo thân thanh truyền (hình a). Đối với động cơ hai kỳ, việc bôi trơn sẽ khó khăn hơn, vì vậy nhiều đơn vị gia công thường tạo các rãnh chứa dầu ở bạc đầu nhỏ (hình d) hoặc sử dụng ổ bi kim để thay thế cho tấm bạc lót (hình e).

Phần đầu nhỏ của thanh truyền

Hình minh họa đầu nhỏ của thanh truyền

Phần đầu to của thanh truyền

Đầu to của thanh truyền thường được chia thành hai nửa, trong đó phần tách rời được gọi là “nắp đầu to” (nắp biên) và liên kết với phần còn lại bằng bu lông. Trong một số động cơ nhỏ, phần đầu to của thanh truyền có thể được giữ nguyên không cần cắt đôi. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi người dùng phải sử dụng thêm trục khuỷu ghép và chỉ thích hợp với các động cơ công suất nhỏ, ít xi lanh như mô tô, xe máy.

Phần thân của thanh truyền

Thân thanh truyền là bộ phận nối phần đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền, thường được chế tạo dạng gân để tăng độ cứng, đồng thời giúp quá trình khoan lỗ dẫn dầu diễn ra dễ dàng hơn. Phần thân của thanh truyền thường có nhiều tiết diện từ hình chữ nhật, oval đến hình chữ I. Trong đó, cách bố trí vật liệu của tiết diện chữ I hợp lý hơn nên rất cứng cáp, được sử dụng phổ biến trong nhiều động cơ cao tốc, máy kéo,…

Phần thân của thanh truyền

Thân thanh truyền có công dụng liên kết phần đầu nhỏ và đầu to của thanh truyền

Tham khảo cấu tạo các loại bulong khác như: 

Kết cấu bu lông thanh truyền

Kết cấu của bu lông thanh truyền là gì? Thực tế, các loại bulong thanh truyền có kết cấu khá đơn giản, thường ở dạng bu lông hoặc vít cấy (gugiong) và được phân chia thành hai mặt:

  • Mặt vát A: Có tác dụng ngăn chặn tình trạng tự xoay trong quá trình lắp ráp.
  • Mặt B: Tạo sự cân bằng cho tổng phản lực tác dụng đúng trên đường tâm của bu lông, giúp linh kiện không bị uốn cong. 

Phần nối giữa thân và ren của bu lông thanh truyền thường được thắt lại để tăng độ dẻo. Trong đó, phần ren của bulong được gia công bằng các phương pháp như cán hoặc lăn ren nhằm tăng độ chắc chắn của mối ghép. Ngoài ra, linh kiện này còn được ram, tôi luyện và xử lý bề mặt bằng kỹ thuật phun cát nên có độ cứng cao (HRC 26+32). 

*Lưu ý: Để đảm bảo bu lông thanh truyền liên kết chắc chắn với kết cấu, người thợ cần sử dụng loại cờ lê có lực mô-men xoắn phù hợp theo quy định của nhà sản xuất.

Kết cấu bu lông thanh truyền

Bu lông thanh truyền thường được phân chia thành hai mặt với công dụng riêng biệt

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về bu lông thanh truyền. Có thể thấy, linh kiện này đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền lực, tạo ra công suất hoạt động cho động cơ ô tô. Để mua bulong thanh truyền chất lượng cao, giá tốt, quý khách hãy liên hệ ngay đến Kim Khí Tiến Thành. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bulong, gia công vật liệu kim khí, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách những linh kiện, bán bulong đạt tiêu chuẩn với đa dạng kích thước linh hoạt, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng của từng dự án.

Background

Liên hệ dự án

Công ty cung cấp đồ kim khí Tiến Thành là đối tác đáng tin cậy chuyên cung cấp gia công các sản phẩm vật tư kim khí chất lượng cao cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực cải thiện chất lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng cường trải nghiệm mua hàng của quý khách.

Icon title

Bài viết liên quan