Hotline:
Giờ làm việc:
08:00 - 17:00
Thép carbon và thép không gỉ là hai vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong việc chế tạo các linh kiện cơ khí chất lượng như bu lông, ốc vít,… Tuy nhiên, cả hai vật liệu này đều có những đặc điểm và chức năng khác nhau, phù hợp với từng ứng dụng riêng biệt. Vậy thép carbon có bền không? Sự khác nhau giữa thép carbon và thép không gỉ là gì? Hãy cùng Đơn vị cung cấp kim khí Tiến Thành tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Thép Carbon là một loại hợp kim làm từ sắt và có tỷ lệ carbon cao hơn thép không gỉ. Bên cạnh đó, thép carbon còn có các thành phần phụ khác như Manganese (tối đa 1.65%), Silic (tối đa 0.6%), Đồng (tối đa 0.6%),…
Ngoài ra, thép carbon còn có độ cứng cao và dễ gia công, vì thế chúng thường được sử dụng trong các lĩnh vực như xây dựng, đường ống, ô tô và nhiều ứng dụng công nghiệp khác. Hiện nay, thép carbon được phân chia thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu lắp đặt của từng công trình, cụ thể:
Thép carbon thấp: Loại thép này thường yếu và mềm, giúp người dùng dễ dàng gia công, hàn vật liệu.
Thép carbon cao: Đây là loại thép có đặc tính cứng cáp, khiến việc gia công vật liệu phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
Thép carbon có độ cứng cáp và bền bỉ cao
Thép không gỉ (Inox) là loại hợp kim của sắt có chứa hàm lượng Crom khá cao (10.5%), đây được xem là lớp bảo vệ giúp vật liệu không bị ăn mòn hoặc rỉ sét dưới tác động của môi trường. Ngoài ra, trong thành phần của thép không gỉ còn chứa carbon, tuy nhiên hàm lượng carbon trong vật liệu này thường không quá nhiều (chỉ chiếm 0.02 – 2.14%).
Trên thực tế, thép carbon và thép không gỉ đều là những loại hợp kim chất lượng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, xây dựng cho đến đời sống, Tuy nhiên, cả hai vật liệu này vẫn có những điểm khác biệt nhất định, cụ thể như sau:
Yếu tố
Thép không gỉ
Thép carbon
Khả năng chống gỉ
Cao hơn (do có chứa Crom và thành phần kim loại)
Thấp hơn
Tính chất vật lý, hóa học
Dễ kéo, uốn dẻo hơn
Khó kéo, uốn dẻo hơn
Độ cứng
Cao hơn
Tính thẩm mỹ
Cao hơn (có thể giữa được vẻ sáng bóng nguyên bản kể cả những chỗ bị trầy xước)
Thấp hơn (có thể bị đen, gỉ sét sau một thời gian sử dụng)
Giá thành
Thép carbon có giá thấp hơn thép không gỉ
Xem thêm: Phân biệt Titan và Inox bằng các phương pháp chuẩn nhất
Thép carbon và thép không gỉ là hai loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất bulong. Dưới đây là một số ứng dụng của thép carbon và thép không gỉ tiêu biểu nhất:
Ứng dụng của thép carbon: Với hàm lượng carbon đa dạng, thép carbon chính là chất liệu không thể thiếu trong quy trình sản xuất bu lông chất lượng cao. Cụ thể, thép carbon thấp thường được sử dụng để chế tạo bu lông có cấp bền từ 4.8 – 6.8 (như bulong neo móng). Đối với thép carbon cao, chúng thường được dùng để sản xuất các loại bu lông cấp bền từ 8.8 – 12.9 để phục vụ nhu cầu lắp đặt trong các ứng dụng như máy móc công nghiệp, khuôn dập.
Ứng dụng của thép không gỉ: Thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn tốt, vì thế chúng thường được sử dụng để sản xuất bu lông Inox, phục vụ nhu cầu lắp đặt trong môi trường hóa chất hoặc nhiệt độ cao. Hiện nay, bu lông làm từ thép không gỉ thường được dùng để kết nối các bộ phận, chi tiết trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, sản xuất thiết bị y tế, tàu thuyền, phụ kiện bếp, lò nướng,…
Về cơ bản, thép carbon và thép không gỉ đều có những đặc điểm cũng như tính ứng dụng riêng, tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn chất liệu phù hợp. Nếu bạn cần vật liệu để sử dụng trong các công trình yêu cầu thẩm mỹ cao thì thép không gỉ là lựa chọn thích hợp nhất. Bên cạnh đó, thép không gỉ còn có khả năng chống rỉ sét tốt, vì thế chúng cũng được dùng trong các ứng dụng đòi hỏi độ bền cao như dụng cụ y tế, dao bếp hoặc trong môi trường ẩm ướt, hóa chất. Ngược lại, nếu bạn cần một chất liệu sắc bén, giá rẻ và không đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ thì có thể lựa chọn thép carbon.
Người dùng có thể lựa chọn chất liệu phù hợp bằng cách dựa vào mục đích sử dụng
Xem thêm: So sánh sự khác nhau giữa bu lông inox và bu lông cường độ cao
Nếu quý khách đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp linh kiện bu lông làm từ thép carbon hoặc thép không gỉ uy tín, giá tốt, hãy đến với Kim Khí Tiến Thành. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp bu lông ốc vít, chúng tôi cung cấp đa dạng các sản phẩm từ thép carbon đến thép không gỉ chống ăn mòn, đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu và ngân sách của bạn.
Kim Khí Tiến Thành cung cấp các loại bu lông ốc vít được chế tạo từ thép không gỉ và thép carbon chất lượng cao
Không chỉ được làm từ nguyên vật liệu cao cấp, các sản phẩm bu lông, đai ốc tại Kim Khí Tiến Thành còn được sản xuất bằng quy trình hiện đại tiên tiến hàng đầu thị trường, trải qua nhiều công đoạn chế tác. Vì thế, chúng tôi cam kết mỗi linh kiện bu lông ốc vít đều có chất lượng vượt trội, độ bền cao, mang đến sự bền vững cho công trình. Để biết thêm thông tin hoặc đặt mua bu lông đinh vít chất liệu thép carbon, thép không gỉ tại Kim Khí Tiến Thành, quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn, báo giá chi tiết.
Như vậy, bài viết trên của Kim Khí Tiến Thành đã làm rõ sự khác biệt cũng như tính ứng dụng của thép carbon và thép không gỉ. Nếu quý khách có nhu cầu mua bu lông ốc vít chất liệu thép carbon hoặc thép không gỉ chất lượng, hãy liên hệ Kim Khí Tiến Thành để được hỗ trợ tư vấn, báo giá nhanh chóng.
KIM KHÍ TIẾN THÀNH
Chia sẻ bài viết
Categories
Liên hệ dự án
Công ty cung cấp đồ kim khí Tiến Thành là đối tác đáng tin cậy chuyên cung cấp các sản phẩm kim khí chất lượng cao cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực cải thiện chất lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng cường trải nghiệm mua hàng của quý khách.
Bài viết liên quan
Ty ren bị hụt ren thiếu ren: Nguyên nhân hậu quả và cách khắc phục chi tiết nhất
Trong các hệ giằng, hệ treo công trình, ty ren là một phụ kiện kim khí không thể thiếu. Ty ren được ứng dụng nhiều nhất trong những hệ thống thông gió, dây dẫn, phòng cháy chữa cháy. Hậu quả khi ty ren bị hụt ren thiếu ren là vô cùng lớn nếu vật tư không […]
Phân biệt bu lông hóa chất dạng ống và dạng tuýp
Bulong hóa chất dạng ống và dạng tuýp là những vật liệu thường được kết hợp cùng với keo cấy thép để liên kết, cố định bề mặt kết cấu. Tuy nhiên, cả hai vật liệu này đều có những đặc điểm, công dụng riêng và phục vụ cho các dự án xây dựng khác […]
1 inch bằng bao nhiêu mm? Quy đổi inch sang mm, cm, m
Trong một số lĩnh vực đặc thù như cơ khí, kim khí, xây dựng, các đơn vị thi công thường sử dụng đại lượng Inch để đo lường chiều dài của vật thể. Việc sử dụng hệ đo lường này sẽ giúp đảm bảo tính chính xác trong quá trình xây dựng, đồng thời hạn […]